NHÀ Ở & NỘI THẤT

We are alway with you
Công ty TNHH Tư Vấn - Thiết Kế - Xây Dựng Phú Gia Hòa

Địa chỉ:

- 10/2/2 Đường Số 7, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, TP. HCM (Nằm trong Khu Nhà Ở Vạn Xuân Dream Home)

- Số 519B Đường Kha Vạn Cân, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP. HCM.

- Điện thoại: 02873084959

Hotline: KTS LÊ TẤN HÒA
GĐ : 093 333 3900

Email : phugiahoavn@gmail.com

Website: phugiahoa.com
tuvanthietke.org
Chào mừng Quý khách đến với Website chính thức của Công ty TNHH Tư Vấn - Thiết Kế - Xây Dựng Phú Gia Hòa. Chúng tôi chuyên các lĩnh vực về Tư vấn thiết kế lập Quy hoạch dự án, Tư vấn & Lập Dự án đầu tư trọn gói, Thiết kế kiến trúc công trình cao tầng, Khu Nhà ở, Resort & Khách sạn, Thiết kế nội thất & Ngoại thất và Quản lý vận hành toà nhà. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Phú Gia Hòa đã từng bước phát triển và nhận được sự tín nhiệm của Quý khách. Có được sự tin tưởng ấy, Phú Gia Hòa rất cảm kích và gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý khách hàng, Đối tác đã, đang và sẽ tin tưởng lựa chọn và sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong suốt thời gian qua. Với slogan: ‘’We are always with you’’. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ cùng Quý khách xuyên suốt mọi hành trình.
ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
banner
NHÀ Ở & NỘI THẤT

     Kiến trúc và Nội thất Nhà ở, có lẽ đây là lĩnh vực dành được nhiều sự quan tâm nhất. Bạn cũng như chúng tôi, mỗi người đều có một mái nhà và dù chúng là những ngôi biệt thự sang trọng hay những căn hộ bình dị thì chúng vẫn thật gần gũi với tất cả chúng ta.

     Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, khi nhu cầu của mỗi người không chỉ dừng ở “ăn no, mặc ấm” mà đang chuyển thành “ăn ngon, mặc đẹp” thì một Ngôi nhà không chỉ cần Bền chắc mà còn phải Đẹp và thật sự Tiện nghi. Để làm được điều đó không thể thiếu vai trò của các Kiến trúc sư. Một bản thiết kế tốt sẽ đem lại cho bạn cái Đẹp sự Tiện nghi, giúp bạn Tiết kiệm Chi phí Đầu tư, hạn chế Phát sinh Chi phí khi thi công...

    Trong lĩnh vực này Phú Gia Hòa đã từng thiết kế cho các chủ đầu tư có năng lực về tài chính, các biệt thự có qui mô lớn, các nhà vườn ven đô thị. Điểm đặc biệt ở những công trình này là qui mô lớn với nhiều chức năng sử dụng , phòng ốc đa dạng, kiến trúc đặc trưng phù hợp với từng cá nhân.

     Bên cạnh đó, Phú Gia Hòa sẵn sàng hổ trợ tư vấn thiêt kế cho khách hàng muốn xây dựng cho mình căn nhà vừa túi tiền và phù hợp với cuộc sống của từng gia đình.

Nội Dung Chi Tiết

I. Nội dung Hồ sơ Bản vẽ

1. Hồ sơ xin phép xây dựng

   - Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên.

   - Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc trên bản đồ ranh giới khu đất

   - Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp)

   - Mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình

   - Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100 - 1/200

   - Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và các chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50. Kèm theo sơ đồ hệ thống - thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100 - 1/200, giải pháp gia cố, chống đỡ khi tháo dỡ công trình cũ và xây dựng công trình mới nhằm đảm bảo an toàn cho công trình liền kề và cam kết chịu trách nhiệm (đối với công trình xây xen)

2. Hồ sơ thiết kế phương án sơ bộ

   - Phối cảnh công trình

   - Mặt bằng các tầng, mặt bằng mái

   - Mặt cắt (đối với các công trình phức tạp)

   - Các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh,... nếu cần thiết để làm rõ ý tưởng thiết kế

3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công kiến trúc công trình

Phần hiện trạng (đối với công trình thiết kế cải tạo)

Phần kiến trúc:

    - Tổng mặt bằng và định vị công trình

    - Mặt bằng các tầng, mặt bằng mái công trình

    - Các mặt đứng công trình

    - Triển khai chi tiết các mặt đứng công trình

    - Mặt cắt công trình

    - Chi tiết kiến trúc công trình: Các phòng vệ sinh, cầu thang, ban công, cổng rào, cửa sổ, cửa đi...

    - Mặt bằng lát gạch nền, sàn, sân thượng...

    - Chỉ định vật liệu hoàn thiện cho toàn công trình

Phần kết cấu:

   - Mặt bằng kết cấu móng, dầm sàn, cột...

   - Chi tiết kết cấu móng, dầm sàn, cột, cầu thang, ban công...

   - Bố trí cốt thép

   - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật, các chú ý khi thi công toàn bộ hệ thống kết cấu công trình

Phần cấp điện, thông tin, chống sét:

   - Sơ đồ hệ thống cấp điện, thông tin toàn công trình

   - Mặt bằng bố trí điện, thông tin các tầng nhà

   - Hệ thống chống sét cho công trình

   - Hệ thống bảo vệ (nếu có yêu cầu)

   - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật toàn bộ hệ thống cấp điện, thông tin, chống sét công trình

Phần cấp thoát nước:

   - Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước toàn công trình

   - Mặt bằng bố trí hệ thống cấp thoát nước các tầng

   - Chi tiết cấp thoát nước các khu vệ sinh, bếp, ...

   - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật toàn bộ hệ thống cấp thoát nước công trình

Dự toán thi công xây dựng

4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công nội thất công trình

Phần hiện trạng (đối với công trình thiết kế cải tạo)

Phần bố trí nội thất

   - Mặt bằng nội thất các phòng

   - Mặt đứng khai triển nội thất các phòng

   - Mặt bằng trần các phòng

   - Mặt bằng nền, sàn các phòng

   - Chỉ định hoàn thiện nội thất

Phần đồ và chi tiết nội thất

   - Chi tiết đồ nội thất các phòng (giường, tủ, bàn, ghế, ...)

   - Các chi tiết nội thất

   - Thống kê và chỉ định hoàn thiện đồ và chi tiết nội thất

Phần kỹ thuật và thiết bị nội thất

    - Hệ thống chiếu sáng, trang trí

    - Hệ thống thông tin, bảo vệ

   - Hệ thống cấp, thoát nước

   - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt (ổ cắm, công tắc điện, đèn, quạt, điều hoà, ...)

   * Không bao gồm thiết kế mạng trục chính (thuộc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công kiến trúc công trình)

Dự toán thi công xây dựng

5. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công sân vườn công trình

   - Mặt bằng hiện trạng (đối với công trình thiết kế cải tạo)

   - Mặt bằng, mặt đứng bố trí ngoại thất, sân vườn

   - Chi tiết cây xanh, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, sân vườn (loại cây hoa, lối đi, bồn cây, hồ nước, ...)

   - Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn

   - Thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt (ổ cắm, công tắc điện, đèn, tưới cây, ...)

   * Không bao gồm thiết kế mạng trục chính (thuộc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công kiến trúc công trình)

   - Dự toán thi công xây dựng

II. Kiến thức Cần thiết khi Xây nhà

     Xây nhà là việc hệ trọng của cả đời người, một công việc khó khăn và phức tạp đối với phần lớn gia chủ. Xây được một ngôi nhà đẹp, tiện nghi với chi phí hợp lý chưa bao giờ là việc dễ dàng. Eo hẹp về tài chính chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến ngôi nhà không được như mong đợi. Nhìn vào bộ mặt đô thị ở Việt Nam bạn có thể nhận thấy điều đó. Chúng ta có không ít những ngôi nhà to, xây dựng tốn kém nhưng lại có quá ít những ngôi nhà đẹp. Theo chúng tôi, người dân cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết khi xây nhà, bắt đầu từ việc ý thức được tầm quan trọng của thiết kế, sau đó là làm thế nào để tìm được một nhà thiết kế tốt, một đơn vị thi công tốt, một đơn vị giám sát tốt, ...

     Khi xây dựng Chủ đề "Kiến thức Cần thiết khi Xây nhà", chúng tôi hy vọng sẽ giúp độc giả và khách hàng có được những kiến thức bổ ích khi xây nhà. Các thông tin được cung cấp dưới đây cũng có thể đồng thời áp dụng cho nhà ở và các công trình nhỏ có nguồn vốn cá nhân khác. Quý khách có những thắc mắc cần tư vấn thêm có thể sử dụng dịch vụ Tư vấn Miễn phí của chúng tôi. Chủ đề bao gồm 08 bài viết, được sắp xếp theo trình tự của quá trình xây nhà:

Bài 1: Kế hoạch Tài chính 

Bài 2: Các bước Chuẩn bị Đầu tiên 

Bài 3: Làm việc với Kiến trúc sư 

Bài 4: Chọn Nhà thầu Thi công 

Bài 5: Chọn Vật liệu Xây dựng

Bài 6: Công tác Giám sát 

Bài 7: Tiến hành Thi công 

Bài 8: Kiểm tra, Nghiệm thu và Hoàn công

III. Giá trị của thiết kế chuyên nghiệp

1. Một bản thiết kế tốt phải thỏa mãn 2 tiêu chí. Đó là "Đúng" và "Đẹp".

     - Đúng: Đồ án phải có tính khả thi cao. Đáp ứng công năng sử dụng và các yêu cầu chính đáng của chủ đầu tư, tuân thủ các quy chuẩn quy phạm xây dựng, sử dụng vật liệu và công nghệ thi công phù hợp điều kiện địa phương.

     - Đẹp: Ý tưởng thiết kế tốt, hòa hợp với cảnh quan và môi trường xung quanh.

     Một bản thiết kế tốt sẽ giúp bạn quản lý, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và hạn chế phát sinh khi thi công xây dựng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì một công trình thi công theo bản thiết kế chuyên nghiệp sẽ rất ít khi phát sinh (không kể đến phát sinh do giá cả thị trường biến động), khối lượng phát sinh nếu có thường không quá 10%. Trong khi một công trình thi công không có thiết kế hoặc thiết kế không tốt có thể phát sinh tới 20 - 30% và bạn sẽ không thể kiểm soát được các chi phí phát sinh đó. Như vậy, một khoản chi hợp lý cho thiết kế (thường chiếm không quá 10% chi phí đầu tư xây dựng, tức là chỉ bằng 1/3 đến 1/2 số tiền phát sinh nếu thi công không có thiết kế hoặc thiết kế không tốt) là cách đầu tư hiệu quả, thông minh và tiết kiệm nhất.

2. Một số lưu ý quan trọng khi bạn sử dụng dịch vụ thiết kế

     Bạn nên đặt ra các tiêu chí cụ thể cho việc lựa chọn công ty thiết kế. Mỗi công ty đều có những thế mạnh riêng và bạn nên tìm hiểu thật kỹ để có thể tìm ra một đối tác phù hợp nhất. Cách tốt nhất là tiếp xúc trực tiếp và đề nghị họ cho bạn tham khảo các đồ án thiết kế đã thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên quá chú trọng vào một bản thiết kế cụ thể nào đó mà nên đánh giá tổng quát dựa trên 3 tiêu chí quan trọng nhất: Ý tưởng Sáng tạo, Chất lượng Thiết kế và Thương hiệu Uy tín.

     Sau khi đã "chọn mặt gửi vàng", bạn hãy đề ra các yêu cầu thiết kế và cùng với KTS hoàn thiện các yêu cầu thiết kế. Bạn phải biết là mình muốn sống trong một ngôi nhà như thế nào và phải truyền đạt cho KTS tất cả ý muốn và sở thích của mình. Nhiệm vụ của kiến trúc sư là sáng tạo nên những không gian sống thẩm mỹ và phù hợp với yêu cầu của khách hàng chứ không phải là áp đặt ý thích của mình cho khách hàng.

     Bạn hãy cố gắng xem xét kỹ lưỡng các đề xuất của KTS. Một KTS giỏi luôn muốn mang lại cho khách hàng những giá trị thẩm mỹ và công năng nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi. Đừng sốt ruột khi thấy KTS vẽ khác với ý mình, hãy lắng nghe KTS trình bày, giải thích và giúp họ hiểu cặn kẽ những yêu cầu, sở thích của bạn để họ hoàn thiện phương án thiết kế. Hãy tự trả lời câu hỏi: Bạn cần một thợ vẽ hay một KTS biết sáng tạo?

     Sau khi ưng phương án thiết kế, hãy để các KTS và KS thực hiện bổn phận của mình là triển khai hồ sơ theo đúng phương án đã được bạn chấp thuận. Một KTS giỏi đương nhiên phải có ý tưởng sáng tạo, tuy nhiên anh ta cũng cần phải có kinh nghiệm để biến ý tưởng của mình thành các bản vẽ khả thi và đúng quy chuẩn, quy phạm. Một khoản đầu tư nhỏ (khoảng 3% phí thiết kế) để thuê một đơn vị độc lập và có uy tín về chuyên môn thẩm định hồ sơ thiết kế có thể sẽ khiến bạn yên tâm hơn.

     Bạn cần giữ liên lạc thường xuyên với công ty thiết kế trong suốt quá trình thi công công trình. Kể cả khi bạn có một đội thi công rất chuyên nghiệp thì bạn vẫn cần sự tư vấn của các KTS, KS để đảm bảo họ làm đúng thiết kế. Theo Luật thì KTS giữ bản quyền tác giả của bản thiết kế, bạn chỉ được sử dụng bản vẽ thiết kế một lần tại địa điểm xác định trong hợp đồng. Họ có trách nhiệm hướng dẫn để công trình được thi công theo đúng thiết kế và họ cũng có quyền khởi kiện nếu bạn làm sai thiết kế, sử dụng lại thiết kế cho công trình khác hoặc cho mục đích khác mà không được sự đồng ý của tác giả.

3. Kiến trúc và môi trường cảnh quan đô thị

     Một công trình kiến trúc chỉ đẹp một cách trọn vẹn khi nó hòa hợp, tôn trọng môi trường sinh thái, môi trường cảnh quan kiến trúc đô thị và các giá trị văn hóa lịch sử và cộng đồng. Chúng tôi muốn bạn hiểu là không thể có công trình kiến trúc đẹp nếu nó phá vỡ cảnh quan chung … Một số yếu tố cần quan tâm khi thiết kế công trình là:

     - Chỉ giới xây dựng: Khoảng xây lùi và khoảng đưa ra hợp lý sẽ tạo ra một khoảng trống cần thiết để có thể đảm bảo tầm nhìn quan sát công trình, làm tăng thêm diện tích cây xanh và bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật dọc theo các tuyến đường. Khoảng cách với các công trình lân cận hợp lý sẽ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, đảm bảo tiện nghi sinh hoạt

     - Chiều cao: Công trình phải tuân thủ quy định về chiều cao xây dựng theo quy hoạch. Chiều cao các tầng, kể cả chiều cao của tường rào đối với các nhà ở liên kế (nhà phố) nên thống nhất.

     - Vật liệu, chất phủ và màu sắc: Phải đảm bảo hài hòa với cảnh quan chung. Hạn chế dùng những màu sắc phản cảm, chất liệu phản xạ ánh sáng mạnh, vật liệu gây ô nhiễm môi trường. Nên sử dụng các vật liệu, chất phủ, màu sắc thân thiện với thiên nhiên.

     - Mái: Đường viền mái của công trình là một đặc điểm đáng chú ý trong cảnh quan và có đóng góp quan trọng vào đặc trưng của khu vực. Hình thức mái phải phù hợp với đặc trưng kiến trúc công trình.